Những tác hại của túi ni lông và biện pháp khắc phục 

Túi ni lông hay túi nilon là vật dụng phổ biến và rất tiện lợi khi sử dụng. Bởi vì sự tiện lợi mà ai cũng dùng, tuy nhiên hiện nay do mọi người sử dụng túi lông quá nhiều, cũng như không xử lý đúng cách. Điều này dẫn đến những tác hại nghiêm trọng đối với môi trường và con người. Hãy cùng Môi Trường Xanh tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây xem túi ni lông đã gây ra những tác hại gì và có những biện pháp khắc nào?

Thực trạng sử dụng túi ni lông tại Việt Nam 

Túi ni lông là một loại bao bì nhựa mỏng, nhẹ và dẻo. Túi nilon có giá thành rẻ và tiện lợi vì vậy nó được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

Việt Nam đang là 1 trong 4 quốc gia thải ra túi ni lông nhiều nhất Châu Á. Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có hơn 30 tỷ là túi nilon, chiếm ⅓ số lượng rác thải nhựa. Vậy cứ trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng 1kg túi nilon mỗi tháng, nhưng có đến hơn 80% số đó bị vứt bỏ sau khi sử dụng một lần.

Dù đời sống ngày càng phát triển, đã có những sản phẩm túi vải hay xe đẩy đựng đồ nhưng tình trạng sử dụng túi ni lông tại Việt Nam vẫn không hề giảm. Đặc biệt là tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày sử dụng và thải ra khoảng 80 tấn nhựa và ni lông.

túi ni lông

Bởi thói quen sử dụng túi ni lông cũng như thấy nó tiện lợi của mọi người. Chính vì thế túi ni lông ngày càng được tiêu thụ nhiều, điều đó gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với môi trường và con người. Vậy túi nilon đã gây ra những tác động tiêu cực nào đối với môi trường và con người?

Tác hại của túi ni lông đối với môi trường và con người 

Trong những năm gần đây, Việt Nam có sự ghi nhận về tác hại tiêu cực mà túi ni lông gây ra cho môi trường cũng như sức khỏe của con người. Bởi chúng có thời gian phân hủy rất lâu, mà hàng ngày có hàng nghìn túi ni lông được thải ra môi trường gây tác động xấu đến môi trường, con người nghiêm trọng.

Xem thêm: Hiện tượng mưa đá tốt hay xấu

Túi ni lông gây ô nhiễm môi trường  

Bởi không được xử lý đúng cách nên túi ni lông đã gây ra rất nhiều tác hại đến với môi trường và gây ô nhiễm môi trường. Dưới đây là một số tác hại mà túi nilon gây ô nhiễm môi trường:

  • Tính chất của túi ni lông là khó phân hủy và không phân hủy tự nhiên dù là đã được thu gom, chôn lấp thì chúng vẫn có thể tồn tại rất lâu. Điều này làm ảnh hưởng đến đất, cũng như nguồn nước bị ô nhiễm. 
  • Túi nilon còn gây ra các tình trạng tắc nghẽn cống rãnh và gây ra ngập lụt. Khi vứt bỏ không đúng quy định, chúng thường được cuốn trôi và các hệ thống thoát nước, hoặc người dân trực tiếp ném vào cống dẫn đến tình trạng tắc cống. 
  • Sông, hồ, ao thậm chí là biển cũng là nơi được mọi người ném túi nilon xuống. Điều này không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mà còn làm hại đến những động vật sinh vật sinh sống trong sông, hồ, ao, biển. Chúng có thể ăn nhầm túi ni lông và bị tắc nghẽn hoặc tử vong. 
  • Đặc biệt túi ni lông gây mất mỹ quan đô thị. Do thói quen xả rác bừa bãi của người dân mà hầu như cứ đi được một đoạn ta sẽ vô tình gặp rác hoặc túi ni lông nằm ở đó. Điều này làm mất đi mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến môi trường cũng như làm xấu hình ảnh trong mắt khách du lịch. 

túi ni lông

Xem thêm: Rác thải nhựa là gì? Nguyên nhân và biện pháp xử lý

Túi ni lông ảnh hưởng đến con người như thế nào?

Không chỉ có những tác động xấu đến môi trường mà còn gây ảnh hưởng không tốt tới con người. Dưới đây là một số tác động tiêu động của túi ni lông gây ra cho con người:

  • Trong quá trình sản xuất, túi nilon chứa các hợp chất độc hại như hóa chất, chất tạo màu. Vì thế, khi sản xuất chúng ta tiếp xúc sẽ hít phải những thứ chất độc này gây hại đến sức khỏe hay bị dị ứng và một số bệnh nguy hiểm khác. 
  • Bởi túi ni lông được sản xuất với các hợp chất độc hại nên để túi ni lông đựng thực phẩm là không nên. Vì túi nilon không đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
  • Đối với rất nhiều hộ gia đình, túi ni lông thường được sử dụng lại nhiều lần. Điều này cũng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người. 
  • Đốt túi nilon sẽ tạo ra khí dioxin và furan, đây là những khí độc có thể gây ngộ độc, suy giảm miễn dịch. Khi hít vào thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và hệ miễn dịch của chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. 
  • Để bảo vệ sức khỏe cũng như không gây ô nhiễm môi trường thì nên đẩy mạnh các biện pháp để giảm sử dụng túi ni lông một cách tối đa. 

Xem thêm: Hậu quả của đốt vàng mã và biện pháp hạn chế

Các biện pháp khắc phục tác hại của túi ni lông 

Để hạn chế những tác hại của túi ni lông gây ra cho môi trường cũng như con người cần thực hiện các biện pháp để khắc phục vấn đề này. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tác hại của túi nilon:

Giảm sử dụng túi ni lông khó phân hủy: Túi nilon nhựa thường mất rất nhiều thời gian để phân hủy. Không những thế , túi ni lông nhựa thường được sản xuất với các hợp chất độc hại. Chính vì thế mọi người nên hạn chế sử dụng túi ni lông nhựa để bảo vệ sức khỏe con người cũng như tránh gây ô nhiễm môi trường.

Sử dụng các túi thân thiện với môi trường: Sử dụng các túi nilon làm từ vật liệu dễ phân hủy, rút ngắn thời gian phân hủy.

túi ni lông

Sử dụng túi vải tái sử dụng: Túi vải vừa dễ đựng, chắc chắn và tiện lợi có thể tái sử dụng nhiều lần. Vì thế nhà nước cũng khuyến cáo mọi người nên tái sử dụng túi để an toàn cũng như bảo vệ môi trường.

Không vứt túi ni lông bừa bãi: Hạn chế vứt túi nilon bừa bãi trên đường hay xuống ao hồ, biển gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

Tuyên truyền về tác hại của túi ni lông: Tuyên truyền tới người dân về tác hại của túi nilon gây ra cho sức khỏe con người cũng như ô nhiễm môi trường. Khuyến cáo mọi người nên sử dụng túi an toàn và thân thiện với môi trường.

Để khắc phục và hạn chế việc sử dụng túi ni lông cần sự góp sức của tất cả mọi người trong cộng đồng. Hãy thực hiện các biện pháp trên một cách nghiêm túc để hạn chế những tác động tiêu cực của túi nilon đối với môi trường và con người.

Xem thêm: Cách chọn xe kéo đi chợ tốt nhất

Môi Trường Xanh đã chia sẻ cho bạn về tác hại của túi ni lông và cách khắc phục ở bài viết trên. Hy vọng bài viết của chúng tôi hữu ích tới bạn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *