Hậu quả của đốt vàng mã và biện pháp hạn chế

Đốt vàng mã được xem là một tập tục đã có từ xưa và hiện tại vẫn được mọi người duy trì. Tuy nhiên, hiện nay mọi người dân đang lạm dụng việc đốt tiền giấy, vàng mã ngày càng nhiều, và điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe con người cũng như môi trường. Vậy hậu quả của việc đốt vàng mã là gì? Có những biện pháp nào để hạn chế? Hãy cùng Môi Trường Xanh khám phá ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Thực trạng đốt vàng mã tại Việt Nam 

Đốt vàng mã là một hoạt động phổ biến và là hoạt động truyền thống trong nhiều gia đình, đặc biệt là các vùng nông thôn tại Việt Nam. Theo số liệu đã ghi lại, ước tính trung bình mỗi năm có hơn 20 triệu hộ gia đình ở Việt Nam đốt tiền giấy, vàng mã vào các dịp lễ như: rằm, các lễ tết,… Và hiện nay, nhu cầu đốt tiền giấy, vàng mã ngày càng tăng cao với số lượng và giá trị ngày càng cao. Theo con số thống kê sơ bộ, mỗi năm người dân đốt gần 40.000 tấn vàng mã, gần 5.800 tỷ đồng. Trung bình mỗi dịp lễ, mỗi gia đình phải bỏ ra từ 50.000 – 100.000 đồng tiền mua vàng mã, thậm chí nhiều gia đình còn nhiều hơn. 

Ngoài ra, việc đốt tiền giấy, vàng mã cũng gây nhiều tác động tiêu cực đến với môi trường, gây hại cho sức khỏe của con người và khá là tốn kém. Theo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lên tiếng khẳng định việc đốt vàng mã là hoàn toàn không đúng với tinh thần Phật giáo. 

đốt vàng mã

Việc đốt vàng mã luôn được người dân coi là hoạt động phải có trong các dịp lễ, bởi điều này thể hiện ý nghĩa hướng về tổ tiên, cội nguồn. Tuy nhiên, việc lạm dụng và đốt vàng mã quá nhiều cũng gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe con người, môi trường sống xung quanh chúng ta. 

Vậy đốt tiền giấy, vàng mã gây ra những hậu quả gì?

Xem thêm: Hiện tượng mưa đá tốt hay xấu?

Hậu quả của việc đốt vàng mã gây ra

Việc đốt vàng mã có thể gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng khác nhau. Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe mà thậm chí còn gây ra hỏa hoạn gây thiệt mạng cho người dân. Dưới đây là một số hậu quả mà đốt vàng mã gây ra:  

Gây ô nhiễm môi trường: Việc đốt vàng mã không chỉ tạo ra các chất độc hại như thủy ngân, khí clo, SO2,… ra không khí. Không những thế, khi đốt xong mọi người thường đem đổ xuống sông, hoặc một góc nào đó gây ô nhiễm nguồn nước, cũng như mất mỹ quan môi trường. 

Ảnh hưởng đến sức khỏe: Khi các chất độc được phát tán vào không khí, con người hít phải sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như bệnh phổi, bệnh về tim mạch. Và đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. 

đốt vàng mã

Tốn kém chi phí: Việc đốt vàng mã không chỉ gây ô nhiễm môi trường, gây tổn hại tới sức khỏe, gây mất mỹ quan mà còn tốn kém chi phí. Ở Việt Nam các dịp lễ thường khá là nhiều, việc chi tiêu cho việc mua vàng mã về đốt khá là tốn kém. Trong khi đó, ở nông thôn cũng đang còn nhiều hộ gia đình trong hoàn cảnh khó khăn. 

Xảy ra hiện tượng cháy nổ: Theo thống kê, năm 2022, Hà Nội đã xảy ra khoảng 206 vụ cháy. Tuy đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng cháy do đốt tiền giấy, vàng mã cũng là một nguyên nhân gây ra cháy nổ. 

Thực tế cho thấy, nhiều người dân vẫn giữ thói quen đốt vàng mã trước cửa nhà, ngoài đường, vỉa hè gây mất mỹ quan. Bên cạnh đó, mọi người cũng đốt ở những không gian hẹp, gần những vật dụng dễ cháy gây nguy hiểm. 

Đốt tiền thấy, vàng mã là hành động gây ra những nguy cơ cháy nổ, vừa tốn kém và cũng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì thế, cần có những biện pháp hạn chế hay giải pháp cho việc đốt vàng mã. 

Xem thêm: Phòng chống sốt xuất huyết – đảm bảo vệ sinh môi trường có thực sự quan trọng?

Các giải pháp và biện pháp hạn chế việc đốt vàng mã

Để đảm bảo an toàn cho người dân trong việc đốt vàng mã trong các dịp lễ, cũng như đảm bảo sức khỏe cũng như môi trường của người dân thì có thể áp dụng một số giải pháp và biện pháp sau đây: 

  • Thường xuyên tuyên truyền về các kiến thức về phòng cháy chữa cháy, các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ trong đó có vàng mã. Có nơi đốt vàng mã riêng, an toàn, không gian thoải mái cho mọi người đốt vàng mã khi đi thắp nhang tại chùa, đền hoặc tại nhà ở. 
  • Khi đốt vàng mã cần đốt đúng nơi quy định, cần bỏ tro tàn đúng nơi quy định, tránh việc đổ xuống sông hay những nơi không đúng quy định. Điều này gây mất mỹ quan cũng như ô nhiễm nguồn nước.
  • Tránh đốt ở những không gian hẹp, gần những vật dụng dễ gây cháy nổ. Có thể sử dụng lò để đốt thay vì các không gian chật hẹp. Có thể thay thế việc đốt vàng mã bằng những hành động thiết thực khác như làm từ thiện.
  • Thực hiện và tuân thủ các quy định về môi trường liên quan đến việc đốt vàng mã. Tăng cường kiểm tra, rà soát những vi phạm về đốt hàng mã để xử lý. 
  • Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật, quy định về việc hạn chế đốt vàng mã. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần nghiên cứu các giải pháp thay thế sao cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của người dân.

đốt vàng mã

Hạn chế việc đốt vàng mã là một vấn đề cần sự chung tay của tất cả mọi người. Cần kết hợp những giải pháp trên mới có thể giảm thiểu việc đốt tiền giấy, vàng mã cũng như bảo vệ sức khỏe và môi trường. 

Xem thêm: Quy định của pháp luật về việc đốt vàng mã

Bài viết trên Môi Trường Xanh đã chia sẻ tới bạn về hậu quả của việc đốt vàng mã và các biện pháp, giải pháp hạn chế. Mong bài viết của chúng tôi giúp ích tới bạn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *