Đô thị xanh là gì? Xu hướng phát triển đô thị xanh ở Việt Nam

Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế, các thành phố lớn đang dần trở nên ô nhiễm. Điều này đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cũng như sức khỏe của con người. Chính vì vậy, khái niệm “đô thị xanh” đã xuất hiện và trở thành một giải pháp giúp cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy đô thị xanh là gì? Xu hướng phát triển đô thị xanh ở Việt? Hãy cùng môi trường xanh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đô thị xanh là gì?

Việc xây dựng các đô thị xanh đang là một hướng đi phổ biến ở nhiều thành phố trên thế giới. Theo số liệu, có trên 100 thành phố thuộc các nước tiên tiến như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đã thực hiện các dự án đô thị xanh ở các mức độ khác nhau.

Mặc dù không phải là khái niệm mới, nhưng nhiều người vẫn hiểu “đô thị xanh” là những thành phố có nhiều cây xanh, công viên rộng lớn, mặt nước sạch,… Nghĩa là càng có nhiều cây và không gian xanh, thì đô thị càng được coi là “xanh”.

Đô thị xanh là gì
Đô thị xanh là gì

Quan điểm này chưa thể nói là toàn diện và đầy đủ. Nhìn một cách toàn cảnh, đô thị xanh cần có 3 yếu tố gồm môi trường xanh – kinh tế xanh – xã hội xanh. Trong đó, cảnh quan thiên nhiên chỉ là một phần. Ở một số thành phố châu Âu, ví dụ như Stockholm (Thụy Điển), Oslo (Na Uy), Copenhagen (Đan Mạch), giao thông thấp khí thải, công nghệ xanh và cộng đồng dân cư sống hòa hợp với môi trường là những tiêu chí quan trọng khi đánh giá chất lượng một thành phố.

Việt Nam cũng đã có những bước tiến trong việc phát triển đô thị xanh từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, so với các nước châu Âu, đô thị xanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về công nghệ và diện tích đất. Đa số các đô thị xanh ở Việt Nam chỉ chú trọng vào việc tạo ra các công viên, hồ nước và các khu vực xanh trong các tòa nhà… Nói cách khác, chúng chỉ đạt được hai tiêu chí là “không gian xanh” và “công trình xanh”.

Xem thêm: Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và những điều cần biết

Tiêu chí đánh giá đô thị xanh

Đô thị xanh là một mô hình dân cư phát triển ở nhiều nước tiên tiến nhưng ở Việt Nam vẫn còn khá xa lạ và chưa có một định nghĩa rõ ràng. Hiểu được đô thị xanh là gì vậy đâu là những tiêu chí để đánh giá, chúng ta có thể tham khảo những tiêu chí mà các nước châu Âu và nhiều nước phát triển đang áp dụng:

Công trình xanh: là những công trình sử dụng vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng, tận dụng tài nguyên hiệu quả và thân thiện với môi trường. Đối với các công trình xanh, người quyết định và thiết kế chúng có xu hướng tích hợp các phương pháp và công nghệ thân thiện với môi trường để giảm thiểu tác động tiêu cực lên hệ sinh thái.

Không gian xanh: là không gian đô thị có nhiều cây xanh, công viên, mặt nước và không gian công cộng phục vụ cho người dân. Đây có thể là các khu vực trong đô thị hoặc nông thôn, và chúng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như giải trí, thể thao, nghệ thuật, hay đơn giản chỉ để tạo ra không gian sống và làm việc lành mạnh.

Đô thị xanh là gì
Tiêu chí đánh giá đô thị xanh

Chất lượng môi trường đô thị xanh: là môi trường đô thị có không khí trong lành, ít rác thải, khói bụi và tiếng ồn. Các thành phố xanh thường có các chính sách và các yếu tố quy hoạch được thiết kế để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân và thúc đẩy sự cân bằng giữa thành phố và thiên nhiên.

Giao thông xanh: là giao thông đô thị ưu tiên cho giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe cá nhân và giảm lượng khí thải CO2. Liên quan đến các biện pháp và hệ thống giao thông được thiết kế và thực hiện với mục tiêu giảm tác động tiêu cực đến môi trường, cải thiện chất lượng không khí, và thúc đẩy sự bền vững trong ngành giao thông.

Công nghiệp xanh: là công nghiệp sử dụng công nghệ cao và sạch, ít gây ô nhiễm. Công nghiệp xanh chú trọng vào việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm lượng chất thải, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên, và thúc đẩy các tiến bộ công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ với ảnh hưởng môi trường thấp.

Bên cạnh đó, đô thị xanh còn phải bảo vệ và duy trì các giá trị văn hóa lịch sử, thiên nhiên của địa phương; cộng đồng dân cư phải có ý thức văn minh và sống hòa hợp với môi trường.

Xem thêm: Tiết kiệm nước sạch: Thế giới đang có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước sạch

Vì sao nên phát triển đô thị xanh ở Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng, dẫn đến nhiều vấn đề về ô nhiễm, quá tải hạ tầng, thiếu quy hoạch và quản lý đô thị.

Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động của biến đổi khí hậu, như nước biển dâng, thời tiết cực đoan, thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sức khỏe và sinh kế của người dân. Bên cạnh đó, Việt Nam đang có cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, tham gia vào các thỏa thuận quốc tế về phát triển bền vững, như Chương trình nghị sự 2030, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, Việt Nam đang có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển đô thị xanh, như có nhiều địa hình và khí hậu tự nhiên phong phú, đa dạng, có nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên, có nhiều nhà phát triển bất động sản tiên phong, có nhiều nguồn tài chính, công nghệ và nhân lực từ trong và ngoài nước.

Xu hướng phát triển đô thị xanh ở Việt Nam

Vài năm trở lại đây, Hà Nội và TP.HCM đang dần chuyển dịch theo xu hướng đa cực, hình thành nên các trung tâm mới với quỹ đất dồi dào và tiềm năng phát triển đầy hứa hẹn. Tại đây, dưới bàn tay của những nhà phát triển bất động sản tiên phong, nhiều vùng đất trống chỉ sau 3 năm đã “thay da đổi thịt” trở thành những đại đô thị xanh quy mô lên tới tới hàng trăm hecta, tái định nghĩa khái niệm “đô thị xanh” tại Việt Nam với nhiều tiêu chí khắt khe.

Đô thị xanh là gì
Xu hướng đô thị xanh

Các đại đô thị mới không chỉ có nhiều cây xanh, mà còn có các “kỳ quan đô thị” như biển hồ nước mặn, vườn Nhật Bản, công viên ánh sáng,…, thu hút cư dân đến nghỉ dưỡng tại gia. Các đại đô thị xanh chỉ chiếm 15 – 20% diện tích xây dựng, nhưng có đủ các tiện.

Mỗi tiện ích đều theo tiêu chí xanh, có nhiều cây xanh, thiết kế thông thoáng, sử dụng pin mặt trời để tiết kiệm năng lượng,… Điểm nổi bật của các đại đô thị xanh “thời đại mới” là hệ thống giao thông xanh “2 trong 1” vừa phục vụ nhu cầu di chuyển của cư dân, vừa giảm ô nhiễm khí thải, tiếng ồn…

Đô thị xanh là gì mặc dù vẫn còn là một vấn đề mới mẻ chỉ mới được quan tâm trong thời gian gần đây. Nhưng đây là một xu hướng tất yêu không chỉ hướng đến việc bảo vệ môi trường mà còn nhấn mạnh vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xây dựng một tương lai bền vững hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *