Tại sao cần phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam?

Việt Nam, như nhiều quốc gia khác trên thế giới, đang từng bước hướng về sự bền vững và thân thiện với môi trường. Một trong những chìa khóa quan trọng để đảm bảo một tương lai phát triển chính là công nghệ xanh. Vậy công nghệ xanh là gì và vì sao cần phải phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam, các bạn hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Công nghệ xanh là gì?

Theo định nghĩa bằng tiếng Anh, công nghệ xanh (green technology) hay còn được gọi là công nghệ sạch (clean technology) là những công nghệ tôn trọng môi trường, dựa trên các quy trình hoặc chuỗi cung ứng không gây ô nhiễm. Theo định nghĩa tại Điều 2 Khoản 5 Chương I của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017, công nghệ sạch là công nghệ có mức phát thải chất gây ô nhiễm môi trường thấp theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu thụ ít tài nguyên không tái tạo hơn so với công nghệ hiện hành.

Công nghệ xanh ở Việt Nam
Công nghệ xanh là gì

Công nghệ xanh có mục tiêu chính là ngăn ngừa và khắc phục những tác động tiêu cực do con người gây ra cho môi trường. Nó không những mang lại lợi ích cho thiên nhiên mà còn giúp con người có thói quen sống sạch và xanh, bảo vệ Trái đất khỏe mạnh để sự sống phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm: Tiết kiệm nước sạch: Thế giới đang có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước sạch

Các loại công nghệ xanh

Các loại công nghệ xanh đa dạng và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao gồm:

Năng lượng thay thế (Alternative Energy): Là các nguồn năng lượng có thể tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, sinh khối, nhiệt độ đất… Những nguồn năng lượng này giúp hạn chế sự phát thải khí nhà kính so với các nguồn năng lượng truyền thống như than đá hay dầu mỏ.

Xe điện (Electric Vehicles): Là các phương tiện giao thông chạy bằng năng lượng điện, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch như xăng hay dầu diesel. Xe điện giúp giảm sự phát thải khí nhà kính từ các phương tiện giao thông và giảm ô nhiễm không khí trong đô thị.

Công nghệ xanh ở Việt Nam
Các loại công nghệ xanh ở Việt Nam

Nông nghiệp bền vững (Sustainable Agriculture): Là một phương pháp canh tác đất đai sử dụng các phương pháp và công nghệ tôn trọng môi trường, giúp tiết kiệm nước và hạn chế sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Công nghệ này giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Tái chế (Recycling): Là quá trình tái sử dụng các vật liệu đã qua sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới. Việc tái chế giúp giảm lượng rác thải và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Thu gom khí CO2 (Carbon Capture): Công nghệ này giúp thu thập và lưu giữ khí CO2 được phát thải từ các nhà máy điện, nhà máy luyện kim, nhà máy xi măng và các ngành công nghiệp khác, giúp hạn chế sự phát thải khí nhà kính vào không khí.

Tại sao nên phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam

Bảo vệ môi trường và tài nguyên môi trường: Đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường và mất mát tài nguyên thiên nhiên. Phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam là giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực này, từ việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo đến quản lý thông minh tài nguyên.

An sinh xã hội và sức khỏe cộng đồng: Công nghệ xanh ở Việt Nam không chỉ giúp cải thiện môi trường sống mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Giảm lượng khí thải, chất lượng không khí tốt hơn và sử dụng nguồn năng lượng sạch đều đặn là những ưu điểm đối với sức khỏe con người.

Công nghệ xanh ở Việt Nam
Tại sao nên phát triển công nghệ xanh

Kích thích phát triển kinh tế: Công nghệ xanh không chỉ là một cam kết với môi trường, mà còn là cơ hội kinh tế. Việc đầu tư vào năng lượng tái tạo, sản xuất và triển khai công nghệ xanh ở Việt Nam sẽ tạo ra nguồn việc làm mới và kích thích sự phát triển kinh tế bền vững.

Đáp ứng xu hướng toàn cầu: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam giúp đáp ứng các cam kết về giảm thiểu biến đổi khí hậu và sử dụng tài nguyên có trách nhiệm. Điều này cũng tạo ra cơ hội thị trường mới và làm tăng giá trị xuất khẩu.

Thu hút đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp quốc tế ngày càng chú ý đến việc đầu tư vào các dự án xanh. Phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam không chỉ là cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài mà còn tăng cường hình ảnh và uy tín quốc tế của đất nước.

Xem thêm: Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và những điều cần biết

Xu hướng công nghệ xanh ở Việt Nam

Ứng dụng năng lượng sạch trong sản xuất công nghiệp

Các nguồn năng lượng sạch đang được chú trọng áp dụng trong các ngành công nghiệp trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước phát triển. Phát triển nhiên liệu biogas là một trong những xu hướng công nghệ xanh ở Việt Nam nói riêng và các nước nói riêng đang hướng tới.

Nhiên liệu này là một nguồn năng lượng tái tạo từ các chất hữu cơ và chất thải của chăn nuôi, bùn thải, có khả năng thế chỗ cho các loại nhiên liệu đốt để hoạt động máy móc, dây chuyền sản xuất mà không làm ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng nhiên liệu biogas được xem là một giải pháp hợp lý giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch gây hại cho môi trường.

Sản xuất thiết bị, máy móc thân thiện với môi trường

Trong những thập kỷ qua, vấn đề tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường đã trở thành một thách thức to lớn đối với ngành công nghiệp ô tô. Với những quy định nghiêm ngặt về khí thải, các nhà sản xuất ô tô đang phải tìm cách để sản xuất được động cơ giá cả hợp lý, tiết kiệm nhiên liệu và không làm ô nhiễm môi trường mà vẫn bảo đảm tính năng vận hành.

Công nghệ xanh ở Việt Nam
Xu hướng công nghệ xanh

Các nguồn năng lượng sạch như động cơ điện và năng lượng mặt trời đã được phát triển, tuy nhiên chúng lại rất khó áp dụng trong sản xuất ô tô. Động cơ hybrid ra đời đã giúp giải quyết một phần câu hỏi trên khi có thể kết hợp giữa động cơ điện và động cơ đốt trong mang lại nhiều giá trị cho ngành công nghiệp ô tô.

Những chiếc xe ô tô hybrid sử dụng động cơ gồm một động cơ điện và một động cơ đốt trong. Động cơ đốt trong sử dụng xăng hoặc diesel như bình thường, trong khi động cơ điện hoạt động nhờ vào dòng điện được tái tạo từ động cơ đốt trong hoặc từ nguồn pin trên xe. Dù động cơ hybrid chưa thực sự “sạch”, nhưng nó đã mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và con người.

Phát triển nông nghiệp xanh

Nông nghiệp xanh hướng đến việc nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi, đồng thời bảo vệ môi trường và an toàn cho con người. Để thực hiện mục tiêu này, các công nghệ sinh học, phân bón sinh học, hoạt chất sinh học điều trị sâu bệnh, tiến bộ trong canh tác và nghiên cứu giống cần được tăng cường đầu tư trong tương lai, để mang lại lợi ích cho môi trường và con người, đóng góp vào việc xây dựng nền văn minh sinh thái và giảm ô nhiễm môi trường.

Nhiên liệu sinh học có lợi cho môi trường hơn so với nhiên liệu hóa thạch, nhưng sử dụng lương thực để sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ một sẽ lãng phí nhiều lương thực. Tuy nhiên, Brazil đã thành công trong việc sử dụng nhiên liệu sinh học để tiết kiệm chi phí.

Năm 2017, nhiên liệu sinh học chiếm 9% trong tổng lượng nhiên liệu của đất nước này và giúp Brazil tiết kiệm 870 triệu USD mỗi năm. Nhiên liệu sinh học được sản xuất từ các loại cây như hướng dương, đậu tương và mỡ động vật.

Phát triển công nghệ xanh ở Việt Nam không chỉ là một xu hướng mà còn là một sứ mệnh cần thiết để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự bền vững cho tương lai. Do đó, mỗi cá nhân cần nhận thức được việc phát triển xanh từ đó có thể góp phần bảo vệ môi trường hướng tối một xã hội xanh, sạch, đẹp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *