Các cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản tốt nhất hiện nay 

Nhà vệ sinh bị thấm nước không chỉ để lại nhiều vết ẩm mốc, gây mất thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân gây ra các loại bệnh cho con người. Vậy để nhà vệ sinh không bị thấm nước thì các phương pháp chống thấm là giải pháp hiệu quả và an toàn nhất. Qua bài viết sau bạn hãy cùng Môi Trường Xanh cùng tìm hiểu các cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản và tốt nhất hiện nay. 

Tầm quan trọng của việc chống thấm nhà vệ sinh

Chống thấm nhà vệ sinh là quá trình sử dụng các vật liệu và phương pháp để ngăn chặn nước xâm nhập vào kết cấu xây dựng của nhà vệ sinh, gây hư hại cho sàn, tường, trần, đường ống, thiết bị điện và nội thất. Chống thấm nhà vệ sinh giúp bảo vệ công trình, tăng tuổi thọ, giảm chi phí sửa chữa, cải thiện thẩm mỹ, bảo vệ sức khỏe và tăng giá trị tài sản.

Có nhiều cách chống thấm nhà vệ sinh khác nhau, như sử dụng màng chống thấm, sơn chống thấm, keo chống thấm, lưới chống thấm, nhựa đường, composite, v.v  Tùy vào đặc điểm và yêu cầu của từng công trình, bạn có thể lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp nhất.

chống thấm nhà vệ sinh

Hậu quả của việc nhà vệ sinh bị thấm nước

Việc nhà vệ sinh bị thấm nước là một tình trạng rất phổ biến và gây ra nhiều hậu quả hậu quả cho công trình và cả người sử dụng.  Một số ảnh hưởng khi nhà vệ sinh bị thấm nước có thể kể đến như:

  • Nước thải từ nhà vệ sinh thấm vào sàn nhà và tường có thể tạo ra mùi khai khó chịu. Dù nhà vệ sinh đã được làm sạch kỹ lưỡng, nhưng mùi khai vẫn tồn tại, tạo cảm giác không thoải mái cho người sử dụng.
  • Sàn và tường bị ẩm mốc, rong rêu và xuất hiện các vết ố vàng, không chỉ làm nhà vệ sinh mất thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra các bệnh về da, hô hấp và tiêu hóa.
  • Các vấn đề về thoát nước, thấm nước không thể xử lý kịp thời còn làm sàn nhà trơn trượt, nguy hiểm cho sự an toàn của mọi người. Nguy cơ trượt ngã, gãy xương cao hơn khi trong gia đình có người già và trẻ em.
  • Tường nhà vệ sinh ngấm nước còn có nguy cơ khiến lưới điện trong khu vực này bị rò rỉ, gây ra tình trạng hở điện, chập điện và cháy nổ. 
  • Làm cho các vật liệu xây dựng như gạch, vữa, và sơn phủ bị hư hại, nứt, bong tróc và suy yếu. Điều này làm giảm chất lượng và tuổi thọ của công trình, cũng như giá trị của ngôi nhà.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm nước? 

Nguyên nhân nhà vệ sinh bị thấm nước

Việc nhà vệ sinh bị thấm nước có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, và để tránh những hậu quả không mong muốn, việc xác định nguyên nhân một cách nhanh chóng và khắc phục tình trạng này là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến nhà vệ sinh bị thấm nước:

  • Đường ống nước trong nhà vệ sinh bị rò rỉ do hỏng hóc, nước thấm vào các bề mặt xung quanh như sàn, tường.
  • Không xử lý chống thấm trần, tường, sàn hoặc xử lý chưa đúng cách, không triệt để, hoặc vật tư kém chất lượng.
  • Các bộ phận như van xả hoặc van nạp nước bị rò rỉ nước do bị hỏng gây ra tình trạng thấm nước trong nhà vệ sinh. 
  • Sau một thời gian sử dụng lớp phủ chống thấm dần bị bong tróc, hư hỏng dẫn đến nước có thể thấm vào các bề mặt xung quanh sàn, tường. 
  • Trong quá trình xây dựng nhà vệ sinh, do vật liệu không tốt hoặc thi công không đảm bảo làm cho nhà vệ sinh xuất hiện các vết nứt, các khe hở. Nước có thể thâm nhập vào từ các vết nứt hoặc khe hở gây ra tình trạng thấm nước. 
  • Trong quá trình lắp đặt các vật dụng trong nhà vệ sinh, đường ống có xảy ra sai sót. Các mối nối giữa các đường ống không chắc chắn, có các khe nứt ở bồn cầu cũng là nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh bị thấm nước. 

chống thấm nhà vệ sinh

Việc xác định nguyên nhân cụ thể để sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng là điều quan trọng nhất để khắc phục tình trạng nhà vệ sinh bị thấm nước. 

Xem thêm: Vòi hoa sen bị rỉ nước: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản, nhanh chóng

Nhà vệ sinh bị thấm nước không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn khiến cho bạn và gia đình bạn những tình huống bất tiện và không thoải mái. Để giải quyết tình trạng này thì Môi Trường Xanh chia sẻ tới bạn những cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản và nhanh chóng để nhà vệ sinh khỏi tình trạng thấm nước, tạo không gian thoải mái, sạch sẽ. Dưới đây là một số cách chống thấm nhà vệ sinh:

Sử dụng chất chống thấm: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn chống thấm tường có thể kể đến như: sơn Kova, Epoxy, Sika, … Bạn có thể mua và sơn lên các vùng như góc tường, sàn nhà, vùng gần bồn cầu hoặc những vùng có khả năng bị thấm nước khác để bảo vệ. 

Sử dụng keo silicone chống thấm: Đối với các vết nứt, khe hở giữa bồn cầu, tường thì keo silicone là một lựa chọn tối ưu. Với sự bám dính, che lấp tốt giúp ngăn chặn tình trạng rò rỉ và thấm nước. 

Sử dụng màng chống thấm: Màng chống thấm hay còn gọi là giấy dầu chống thấm nhà vệ sinh cũng là giải pháp đơn giản và hiệu quả cho chống thấm nhà vệ sinh. Bởi có độ dày từ 3 -5 mm, tuổi thọ cao nên dễ dàng ngăn chặn nước và không để thấm vào các bề mặt xung quanh sàn, tường. 

Sử dụng vật liệu chống thấm lưới thủy tinh: Đối với chân tường, góc tường thì lưới thủy tinh là lựa chọn tốt. Là vật liệu chống thấm giúp tăng cường sức chịu lực, tránh rò rỉ và chống nứt nhà vệ sinh. 

Kiểm tra và sửa chữa nếu có hư hỏng: Nếu phát hiện các vết nứt, khe hở hay xuất hiện các dấu hiệu bất thường, nước đọng ở sàn thì bạn nên kiểm tra để phát hiện nguyên nhân và sửa chữa ngay lập tức. 

Các vấn đề thấm nước nghiêm trọng thì những phương pháp đơn giản không thể giải quyết được. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng bạn nên tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp hơn như thợ sửa hoặc các dịch vụ chuyên nghiệp để được hỗ trợ kịp thời. 

Xem thêm: Tại sao sàn gạch nhà vệ sinh bị ố vàng? Cách làm sạch triệt để 100%

 Lưu ý khi thi công chống thấm nhà vệ sinh

Để việc thực hiện thi công chống thấm nhà vệ sinh được hiệu quả, an toàn hơn thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kiểm tra các vật liệu chống thấm có phù hợp với dấu hiệu của nhà vệ sinh nhà bạn đang gặp phải hay không.
  • Chọn vật liệu chống thấm chất lượng và phù hợp. vật liệu phải đảm bảo có khả năng chống thấm tốt và thời gian sử dụng lâu dài.
  • Tuân thủ và thực hiện đúng hướng dẫn của nhà sản xuất khi thi công, để đảm bảo hiệu quả cáo và an toàn nhất.
  • Phải đảm bảo đầy đủ các dụng cụ chuyên dụng, bảo hộ lao động trước khi thi công để có hiệu quả tốt và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Sau khi hoàn thành công việc, kiểm tra kỹ lưỡng lại để đảm bảo không có một điểm nào bị bỏ sót, vật liệu chống thấm đã được đặt đúng. 
  • Trong quá trình thi công phải chú đến những điểm dễ thấm nước nhất như góc tường, các khe hở , các đường ống hay bồn cầu để chú trọng cẩn thận, chống thấm vào những điểm đó. 

chống thấm nhà vệ sinh

Bằng cách lưu ý những điểm trên và sử dụng những biện pháp cẩn thận trong quá trình thi công thì bạn có thể đảm bảo nhà vệ sinh của bạn đã được chống thấm một cách hiệu quả và an toàn. 

Xem thêm: Keo chống thấm cao cấp cho nhà vệ sinh

Trên đây, Môi Trường Xanh đã chia sẻ cho bạn các cách chống thấm nhà vệ sinh đơn giản tốt nhất hiện nay. Mong bài viết của chúng tôi sẽ hữu ích tới bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *