Bùn Vi Sinh – Giải Pháp Hiệu Quả Trong Xử Lý Nước Thải

Trong quá trình xử lý nước thải, bùn vi sinh là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Vậy bùn vi sinh là gì và chúng ứng dụng như thế nào trong hệ thống xử lý nước thải? Hãy cùng Môi Trường Xanh tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây nhé.

Bùn Vi Sinh Là Gì?

Bùn vi sinh, hay có tên gọi khác là bùn hoạt tính, là một loại bùn được tạo ra trong quá trình xử lý nước thải. Trong chúng chứa một lượng lớn các vi khuẩn và các vi sinh vật, phụ thuộc vào các yếu tố môi trường, còn chứa nấm men hoặc côn trùng, có thể gây ra các vấn đề vệ sinh môi trường cũng như là y tế nếu như không được xử lý đúng cách.

Bùn vi sinh

Bùn vi sinh thường có màu nâu, dạng bông và dễ lắng đọng xuống trong nước.

Bùn Vi Sinh Trong Xử Lý Nước Thải?

Bùn hoạt tính là một tổ hợp các loại nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn cũng như các xạ khuẩn nguyên sinh… tạo thành các lớp bùn bông xốp, rất dễ hấp thụ các chất hữu cơ và rất dễ lắng do các vi sinh vật thường sinh trưởng lơ lửng. Do có nhiều vi sinh vật nên thường được ứng dụng trong quy trình xử lý nước thải, giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ làm sạch môi trường nước.

Bùn vi sinh trong xử lí nước thải

Trong công trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, việc sử dụng bùn hoạt tính sẽ khiến cho các chất bẩn ở trạng thái không hòa tan hoặc hòa tan được hấp thụ lên trên bề mặt, sau đó được phân hủy bởi vi khuẩn. Cụ thể:

  • Chất bẩn từ môi trường nước được chuyển dịch và hấp thụ lên bề mặt tế bào vi khuẩn
  • Sau đó, được oxi hóa ngoại bào và di chuyển các chất bẩn được hấp thu qua màng tế bào vi khuẩn
  • Các chất hữu cơ được chuyển hóa thành năng lượng, tổng hợp sinh khối cùng những nguyên tố dinh dưỡng khác bên trong tế bào vi khuẩn.

Xem thêm: Quy Trình Nạo Vét Hố Ga Đơn Giản Tại Nhà

Có tổng cộng bao nhiêu loại bùn vi sinh?

Có 3 loại bùn chủ yếu được sử dụng trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học: bùn vi sinh thiếu khí, bùn vi sinh hiếu khí và bùn vi sinh kỵ khí. Phụ thuộc vào các loại nước thải mà đặc tính cũng như màu của bùn vi sinh sẽ khác.

Bùn vi sinh kỵ khí

  • Bùn vi sinh hiếu khí: có màu sắc nâu nhạt, hơi sáng màu, có dạng lơ lửng, sẽ xảy ra hiện tượng tạo bông khi bắt đầu lắng đọng.
  • Bùn vi sinh thiếu khí: có màu nâu đậm hơn so với bùn vi sinh hiếu khí, ngoài ra tốc độ lắng đọng cũng nhanh hơn.
  • Bùn vi sinh kỵ khí: không như 2 loại bùn vi sinh kể trên, bùn vi sinh kỵ khí có màu den và được chia thành bùn hạt và bùn kỵ khí lơ lửng. Nếu kích thước của bùn hạt càng lớn thì vi sinh sẽ càng phát triển tốt hơn do bùn hạt lắng rất nhanh.

Xem thêm: Các Dạng Bùn Vi Sinh Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

Quy Trình Hình Thành Bùn Vi Sinh?

Vì thành phần chủ yếu của bùn là từ vi sinh, do đó, vi sinh sẽ tiến hành hấp thụ và phân hủy chất thải. Quy trình diễn ra với 4 giai đoạn như sau:

Quá trình xử  lý nước thải sử dụng bùn vi sinh

  • Tăng trưởng chậm: là khoảng thời gian vi sinh vật có trong bùn thích nghi với môi trường sống mới.
  • Tăng sinh khối theo logarit: đây là lúc các vi sinh vật hấp thu các chất dinh dưỡng và đồng thời tăng trưởng sinh khối.
  • Tăng trưởng chậm dần: lúc này quá trình tăng sinh khối bắt đầu giảm dần do chất dinh dưỡng có trong môi trường cạn kiệt.
  • Hô hấp nội bào: sau khi nồng độ chất dinh dưỡng có ở trong môi trường đã cạn kiệt, vi khuẩn sẽ bắt đầu trao đổi chất bằng các chất nguyên sinh có trong tế bào.

 

Bạn cần phải nắm rõ được rằng quá trình sinh sản của các vi sinh vật có trong bùn hoạt tính không phải vô tận. Nếu bạn muốn chúng tăng trưởng sẽ cần phải phụ thuộc vào các yếu tố như thức ăn, chỉ số BOD, COD, nhiệt độ, các chất dinh dưỡng,… Chỉ cần một trong các yếu tố không thuận lợi, quá trình sinh sản sẽ dừng lại ngay. Do vậy, nếu bạn muốn quá trình xử lý nước thải hiệu quả thì bạn chuẩn bị kỹ trước khi bắt tay vào hoạt động. 

Xem thêm: Ô Nhiễm Đất – Hiểm Họa Đe Dọa Sức Khỏe Và Môi Trường

Ngoài ra, quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học sử dụng lượng vi sinh vật dồi dào có ở trong bùn vi sinh, chính vì thế, để tối đa hiệu suất của bùn vi sinh bạn cần bổ sung các hợp chất vi sinh vật thuần chủng được tổng hợp trong men vi sinh xử lí nước thải.

 

Trên đây là những kiến thức cần thiết về bùn vi sinh cũng như ứng dụng của bùn vi sinh trong quy trình xử lý nước thải áp dụng công nghệ sinh học. Hi vọng rằng với những thông tin mà Môi Trường Xanh chia sẻ ở trên bạn có thể áp dụng chính xác các tiêu chuẩn để đảm bảo việc vận hành được diễn ra trơn tru. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Cách Đặt Ống Bể Nước 3 Ngăn Tiêu Chuẩn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *