Nguyên nhân bồn cầu không lên nước? Cách chữa bồn cầu không lên nước đơn giản tại nhà

Hãy tưởng tượng một ngày các bạn vừa đi vệ sinh xong, nhấn nút xả nước bồn cầu mà không có nước! Suy nghĩ đầu tiên trong đầu bạn sẽ là “Eo” và câu thứ 2 là “Tại sao bồn cầu không lên nước, sao lại không có nước?”. Vậy tại sao bồn cầu không lên nước, tại sao lại không có nước, cùng Môi Trường Xanh tìm hiểu những nguyên nhân có thể gây ra tình tạng này cũng cách khắc phục nhé!

Tác hại của việc két nước bồn cầu không có nước

Tác hại của việc két nước bồn cầu không có nước là gì? Tất nhiên là đi vệ sinh không có nước rửa, không có nước xả bổn cầu nữa chứ sao! Tình trạng này còn có thể gây ra nhiều tác hại như nếu không xử lý nhanh chóng và kịp thời như:

  • Tắc nghẽn bồn cầu: Khi bạn không biết và vẫn đi tiểu tiện, đại tiện như bình thường, nước thải sẽ tích tụ trong bồn cầu và gây tắc nghẽn.
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe: Khi két nước không có nước, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc vệ sinh cá nhân, ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe. Bạn có thể phải cố nhịn tiểu, nhịn đại tiện, gây ra các bệnh về tiêu hóa và tiết niệu.
  • Gây mùi hôi và ô nhiễm: Khi két nước không có nước, nước thải trong bồn cầu sẽ bốc mùi khai, mùi hôi thối, làm ô nhiễm môi trường sống và làm việc. Mùi hôi cũng có thể thu hút các loại côn trùng, gây ra các bệnh về da và dị ứng do nhà vệ sinh bẩn.
  • Gây hư hỏng bồn cầu: Khi két nước không có nước trong thời gian dài, bồn cầu có thể bị bám bẩn, cáu cặn, rạn nứt, rò rỉ, làm giảm tuổi thọ và thẩm mỹ của bồn cầu.
bồn cầu không lên nước
Bồn cầu không lên nước làm chất thải đọng lại làm hôi nhà vệ sinh

Tại sao bồn cầu không lên nước, không có nước?

Bồn cầu không đổ nước và két nước không có nước có thể xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau. Xác định chính xác nguyên nhân tại sao khiến bồn cầu không lên nước, không có nước có thể giúp các bạn xác định nhanh chóng xác định được phương pháp khắc phục, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc sửa chữa.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến bồn cầu không lên nước, không có nước:

Két nước không có nước, mất nước do mất nước tổng

Két mất nước, không có nước nguyên nhân có thể do mất nước tổng. Mất nước tổng là tình trạng không có nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Mất nước tổng có thể do nhiều nguyên nhân, như sửa chữa đường ống, thiên tai, hỏa hoạn, cắt nước theo lịch, hoặc nước bị ô nhiễm. Mất nước tổng có thể gây ra nhiều khó khăn và phiền toái cho người dân, đặc biệt là trong mùa nóng.

Hãy thử xả nước nhà tắm, bồn rửa bát hay tại các khu vực khác trong nhà. Nếu như các khu vực này đều bị mất nước, nước chảy chậm thì nguyên nhân có thể do đường nước tổng. Khi này các bạn hãy lên kiểm tra bể nước, đường ống nước chung của cả gia đình thử xem.

Nguyên nhân do đường ống cấp nước bị tắc nghẹt

Nguyên nhân nữa có thể do đường ống cấp nước bị hỏng hoặc bị tắc nghẹt. Nguyên nhân bị nghẹt có thể do rác thải, cặn bẩn tắc nghẹt ở đâu đó hoặc do đường ống nước lâu ngày không bảo trì, bảo dưỡng cùng với đó nguồn nước nhà các bạn chứa nhiều nước cứng, chứa nhiều khoáng chất. Lâu ngày đọng lại tại các khấc, đường giao nhau giữa các đường ống gây tắc nghẽn.

Thông thường, các đoạn tắc nghẹt này thường nằm ở đầu hoặc các đoạn giao nhau của hệ thống ống nước. Hệ thống đường ống nước trong gia đình khá phức tạp, để biết rõ vị trí, nguyên nhân tại sao, các bạn hãy tìm đến người đã lắp đặt, thi công cho gia đình để biết chắc chắn hơn.

bồn cầu không lên nước
Bồn cầu không lên nước do tắc

Nguyên nhân do van nước bị hỏng hoặc do đóng quá chặt

Van nước trong két bồn cầu là một thiết bị dùng để cấp nước cho bồn cầu khi xả. Van nước có tác dụng tự động mở hoặc đóng khi mực nước trong két đạt đến mức mong muốn. Van nước giúp tiết kiệm nước, điện, thời gian và tránh tràn nước, cháy máy bơm.

Van nước có liên quan đến tình trạng bồn cầu không lên nước, không có nước. Nếu van nước bị hỏng, bị kẹt, bị lỏng hoặc bị tắc, thì nước sẽ không được cung cấp đủ cho bồn cầu. Nếu do van hỏng, có 2 trường hợp có thể xảy ra, nước chảy liên tục vào bồn cầu mà không dừng lại hoặc nước  chảy chậm hoặc không chảy vào bồn cầu. Còn nếu là do lâu ngày hoặc do đóng quá chặt thì ngoài 2 dấu hiệu trên thì khi nhấn nút xả bồn cầu sẽ có cảm giác cứng.

Nguyên nhân do phao ngắt nước bị kẹt, lỏng hoặc hỏng

Phao ngắt nước là một thiết bị dùng để điều khiển mức nước trong các bồn chứa, bể nước, bình nước lớn hoặc nhỏ. Phao ngắt nước có tác dụng tự động mở hoặc đóng van cấp nước khi mực nước trong bồn chứa đạt đến mức mong muốn. Phao ngắt nước giúp tiết kiệm nước, điện, thời gian và tránh tràn nước, cháy máy bơm.

Phao ngắt nước có nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu có hai loại phổ biến là phao cơ và phao điện. Phao cơ hoạt động dựa trên nguyên lý cân bằng lực nổi của quả bóng phao, không cần điện. Phao điện hoạt động dựa trên nguyên lý đóng ngắt điện của công tắc phao, cần kết nối với máy bơm.  Thông thường các gia đình thường dùng phao ngắt nước phao cơ. Và phao cơ là loại phao điều khiển mức nước dựa trên nguyên lý cơ học, đóng tắt dựa vào mực nước. Và phao cơ thường bị hỏng, kẹt hay lỏng hơn phao điện.

Dù là phao điện hay phao cơ thì phao nào cũng có thể bị kẹt, lỏng do nhiều nguyên nhân, như cặn bã, bẩn thỉu, phao bị rách, lỗi kỹ thuật, nước cứng, van xả hỏng… Và tất cả các nguyên nhân này đều dẫn đến một hậu quả chung đó là khiến bồn cầu không lên nước, không có nước thậm chí là tràn nước mất kiếm soát.

bồn cầu không lên nước
Bồn cầu không lên nước do phao hỏng

Gioăng cao su giữa két nước và bồn cầu bị mòn, nhão, cong hoặc rách

Gioăng cao su giữa két nước và bồn cầu là một vòng đệm cao su lớn có tác dụng chống rò rỉ nước bồn cầu, dùng cho bồn cầu 2 khối có két nước rời1. Nếu gioăng cao su bị mòn, nhão, rách hoặc hở thì nước trong két nước sẽ không được giữ lại, mà sẽ chảy liên tục xuống bồn cầu. Điều này sẽ gây ra tình trạng bồn cầu không lên nước, không có nước khi xả.

Nguyên nhân do két nước của bồn cầu bị nứt hoặc hỏng

Một trong những nguyên nhân khiến bồn cầu không có nước hoặc không bơm được nước lên là do két bồn cầu bị nứt hoặc bị hòng. Nhưng mà nguyên nhân này khá hy hữu. Vì nếu két bị nứt, hỏng thì sẽ có nước rò rỉ ra nhà vệ sinh, khi đấy chắc chắc các bạn sẽ biết.

bồn cầu không lên nước
Bồn cầu không lên nước do két hỏng

Nguyên nhân do nút nhấn xả bồn cầu bị hỏng

Cũng tương tự như nguyên nhân két nước của bồn cầu bị nứt hoặc hỏng, nếu như nút nhấn xả bồn cầu bị hỏng thì thường các bạn sẽ nhận biết được. Nếu nút nhấn bị hỏng, bị kẹt thì khi nhấn các bạn sẽ biết mà. Khi nút nhấn bị hỏng thì sẽ không thể điều khiển được lượng nước xả xuống, hoặc là không có  nước, hoặc là quá nhiều hoặc quá ít.

Xem thêm >> Bồn cầu dơ, ố vàng – Cách làm sạch bồn cầu đơn giản tại nhà hiệu quả

Cách chữa bồn cầu không lên nước đơn giản tại nhà

Mỗi nguyên nhân sẽ có một cách khắc phục, vậy nên việc xác định chính xác nguyên nhân khiến bồn cầu không lên nước có thể tiết kiếm rất nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Vậy  dựa vào những nguyên nhân trên thì có những cách  chữa bồn cầu không lên nước đơn giản tại nhà nào?

Két nước không có nước, mất nước do mất nước tổng

Mất nước tổng nguyên nhân thường là do nhà cung cấp. Đây là yếu tố chúng ta không thể giải quyết nhanh chóng được. Nhưng khi mất nước tổng, bồn cầu không lên nước, các bạn có thể thực hiện những hành động sau:

  • Kiểm tra xem nguyên nhân mất nước tổng là gì. Bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp nước hoặc xem thông tin trên các phương tiện truyền thông để biết thời gian và khu vực bị mất nước. Nếu mất nước do sửa chữa đường ống, bạn có thể dự trù thời gian và lượng nước cần thiết. Nếu mất nước do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc nước bị ô nhiễm, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp.
  • Sử dụng các nguồn nước thay thế. Bạn có thể tận dụng các nguồn nước tự nhiên, như nước mưa, nước giếng, nước suối, hoặc nước sông để sử dụng cho sinh hoạt. Dùng để xả bồn cầu.
  • Bạn có thể giảm thiểu việc sử dụng nước sạch cho những hoạt động không cần thiết, như tưới cây, giặt xe, hoặc tắm rửa. Bạn cũng có thể tái sử dụng nước sạch cho nhiều mục đích, như dùng nước rửa rau củ để tưới cây, dùng nước rửa chén để xả bồn cầu.

Cách sửa đường ống cấp nước bị tắc nghẹt

Đường ống cấp nước lên bồn cầu bị tắc, vậy làm cách làm để khắc phục tại nhà đơn giản. Câu trả lời thực sự rất khó. Đường ống dẫn nước, cấp nước nếu bị tắc, bị nghẹt thì phức tạp hơn gấp nhiều lần so với các đường ống nghẹt khác trong gia đình. Vì đường ống dẫn nước, cấp nước nhà vệ sinh thường được nối liền với két nước tổng của gia đình, nó là một đường ống khép kín, nếu tháo gỡ bất kỳ một bộ phận nào để tìm kiếm điểm tắc cũng như giải quyết nó thì rất phức tạp.

Hãy liên hệ với người có chuyên môn cũng như nắm rõ thiết kế đường ống nước nhà bạn để công việc thông tắc cống, đường ống nước có thể diễn ra nhanh chóng và thuận tiện nhất nhé!

Nếu các bạn chưa tìm kiếm được một đơn vị giải quyết các vấn đề này thì có thể liện hệ đến dịch vụ thông tắc cống của Môi Trường Xanh. Với dịch vụ thông tắc cống, chúng tôi thực hiện tất cả mọi dịch vụ thông tắc đường ống, cống trong gia đình bạn như đường ống cấp nước bồn cầu, ống cống nhà vệ sinh, ống cống bồn rửa bát, lavabo…

Các bạn có thể yên tâm về khả năng xác định bộ phận bị tắc nghẽn mà không cần có bản đồ thiết kế đường ống nước. Với hơn chục năm trong nghề, đội ngũ thợ của Môi Trường Xanh có thể “đọc vị” bất kỳ hệ thống đường ống nước nào, dù có phức tạp đi chăng nữa!

Cách sửa van nước bị hỏng hoặc do đóng quá chặt

Như đã nói phía trên, van nước có thể bị hỏng hoặc bị đóng quá chặt có thể khiến nước không bơm được lên bồn cầu. Để sửa van nước bị hỏng hoặc bị đóng quá chặt thì các bạn có thể thực hiện theo cách sau:

  • Khóa nguồn nước tổng lại rồi ấn xả nút xả cho nước trong két được xả hết ra ngoài.
  • Tháo van nước ra và kiểm tra xem có bị rỉ sét, bị kẹt, bị lỏng hoặc bị tắc không. Nếu van bị hỏng hãy thay mới. Nếu van bị đóng quá chặt thì hãy thực hiện như sau:

+ Sử dụng khăn hoặc găng tay để bọc quanh van, giúp tăng ma sát và bảo vệ tay bạn khỏi bị trầy xước. Sau đó, dùng tay nắm chặt van và xoay theo chiều ngược lại với chiều đóng van.

+ Sử dụng nhiệt để làm nở van, giúp giảm độ chặt của van. Bạn có thể dùng máy sấy tóc, bật lửa, hoặc nồi nước sôi để đun nóng van. Sau đó, dùng khăn hoặc găng tay để nắm và xoay van.

+ Sử dụng công cụ hỗ trợ để tăng độ lực khi xoay van. Bạn có thể dùng kìm, búa, hoặc cờ lê để cầm và xoay van. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đừng dùng quá nhiều lực để tránh làm hỏng van.

+ Sử dụng dầu ăn để bôi trơn van, giúp giảm ma sát và dễ dàng xoay van. Bạn có thể dùng bất kỳ loại dầu ăn nào, như dầu ăn, dầu ô liu, hoặc dầu mè. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt dầu vào các khe của van và để vài phút. Sau đó, dùng khăn hoặc găng tay để nắm và xoay van.

  • Kiểm tra và thay lớp đệm cao su bên trong van, bạn nên đem vòng cao su ra tiệm vật dụng điện nước để mua được loại có kích thước tương tự.
  • Lắp lại van nước vào vị trí cũ, nên vặn vừa tay, không nên vặn quá chặt để tránh hỏng van. Mở nước để kiểm tra xem nước có chảy ra không.

Cách sửa phao ngắt nước bị kẹt, lỏng hoặc hỏng

Để sửa phao ngắt nước bị kẹt, lỏng, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Khóa nguồn nước tổng lại rồi ấn xả nút xả cho nước trong két được xả hết ra ngoài.
  • Tháo phao ngắt nước bị hỏng và dây cấp nước từ nguồn két ra ngoài, đồng thời bạn rút ống cấp nước từ nguồn két ra ngoài nhé.
  • Tiến hành lắp phao ngắt nước mới vào, đồng thời lắp lại ống dẫn nước cũng như dây cấp nước nguồn vào nhé.

Nếu bạn không tự sửa được, bạn nên gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Cách sửa gioăng cao su giữa két nước và bồn cầu

Nếu gioăng cao su bị lỏng, hỏng hay giãn thì tốt nhất là nên thay gioăng mới.  Cách thay gioăng cao su khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:

  • Khóa nguồn nước tổng lại rồi ấn xả nút xả cho nước trong két được xả hết ra ngoài.
  • Tháo két nước ra khỏi bồn cầu, bạn nên lấy nắp đậy két nước ra trước để tránh va chạm trong quá trình di chuyển, sau khi dùng tua vít vặn mở 2 vít cố định két nước 2 bên bệ bồn cầu là bạn đã có thể nhấc két nước lên.
  • Lấy gioăng cao su cũ ra và thay bằng gioăng mới vào. Bạn nên đem vòng cao su ra tiệm vật dụng điện nước để mua được loại có kích thước tương tự.
  • Lắp lại két nước vào vị trí cũ, nên vặn vừa tay, không nên vặn quá chặt để tránh hỏng két. Mở nước để kiểm tra xem nước có chảy ra không.

Cách sửa chữa két bồn cầu bị nứt hoặc hỏng

Két bồn cầu mà bị nứt hoặc hỏng đến nỗi mà khiến nước chảy hết, trong két không có nước thì chỉ có nước thay mới két bồn cầu thôi. Nó sẽ rất tốn kém. Bạn nên chọn loại bồn cầu chất lượng cao, có thương hiệu uy tín, và được bảo hành dài hạn. Bạn cũng nên nhờ thợ sửa chữa chuyên nghiệp để lắp đặt bồn cầu mới một cách an toàn và hiệu quả.

Hoặc nếu cảm thấy còn có khả năng cứu vãn thì hãy thử dán lại nết bị nứt trên bồn cầu. Đây là giải pháp tạm thời, nếu bồn cầu của bạn chỉ bị nứt nhẹ và không gây rò rỉ nước. Bạn có thể dùng keo dán sứ, keo epoxy, hoặc xi măng để dán lại vị trí bị nứt. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng cách này chỉ có thể duy trì được một thời gian ngắn, và không đảm bảo tính thẩm mỹ của bồn cầu.

Cách sửa chữa nút nhấn xả bồn cầu bị hỏng

Có nhiều loại nút nhấn xả bồn cầu , nhưng mà loại thường thấy nhấn là nút nhấn. Nút xả bồn cầu bị hỏng là một tình trạng thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân như nút xả bị kẹt, phao xả bị kẹt, van xả bị rò rỉ, hoặc gioăng cao su bị lỏng. Để khắc phục nút xả bồn cầu bị hỏng, bạn có thể thử các cách sau:

  • Vệ sinh bụi bẩn: Bạn có thể dùng khăn ướt, bàn chải, hoặc giấm để lau sạch các cặn bẩn bám trên nút xả, phao xả, van xả, hoặc gioăng cao su.
  • Điều chỉnh thiết bị: Bạn có thể dùng ốc vít để điều chỉnh lại vị trí của nút xả, phao xả, van xả, hoặc gioăng cao su. Bạn cũng có thể kiểm tra và thay thế dây nối giữa van xả và cần gạt nước nếu bị đứt, bị tuột, hoặc bị dài.
  • Thay thế linh kiện: Bạn có thể mua các linh kiện mới, như nút xả, phao xả, van xả, hoặc gioăng cao su, để thay thế cho các linh kiện bị hỏng. Bạn nên chọn các linh kiện tương thích với bồn cầu của bạn.

Xem thêm >> Baking soda làm gì? Baking soda thông bồn cầu, thông tắc cống hiệu quả không?

Trên đây là thông tin nguyên nhân tại sao bồn cầu không lên được nước, nguyên nhân két nước không có nước cùng những cách khắc phục đơn giản tại nhà mà Môi Trường Xanh đã liệt kê. Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *