Biến đổi khí hậu là gì? Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đã và đang là một thách thức lớn đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.  Nó gây ra nhiều hậu quả xấu cho sức khoẻ con người như ô nhiễm không khí, bệnh dịch, thiên tai, di dân, căng thẳng tâm lý và đói nghèo. Vậy biến đổi khí hậu là gì và thực trạng tại Việt Nam ra sao? Hãy cùng Môi Trường Xanh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Biến đổi khí hậu là gì?

Trả lời cho câu hỏi biến đổi khí hậu là gì thì đây là hiện tượng thay đổi hệ thống khí hậu trên Trái đất, bao gồm nhiệt độ, thời tiết và các yếu tố liên quan. Những thay đổi này có thể do các nguyên nhân tự nhiên, ví dụ như sự biến đổi của chu kỳ Mặt Trời. Tuy nhiên, từ thế kỷ 19 trở đi, các hoạt động của con người đã gây ra biến đổi khí hậu chủ yếu, do việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí.

Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là gì

Việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch phát thải ra khí nhà kính rất nhiều, có tác dụng như một “lớp chăn” bọc quanh Trái đất giữ lại nhiệt từ Mặt Trời trong bầu khí quyển và làm nóng lên hành tinh.

Các loại khí nhà kính chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu là carbon dioxide (CO2) và methane (CH4), do việc sử dụng xăng cho xe hơi hoặc than cho sưởi ấm. Việc chặt phá rừng và đất đai cũng tạo ra khí CO2. Trong khi đó, các bãi rác là nguồn “siêu phát thải” khí methane – có tuổi thọ trong khí quyển ngắn hơn nhưng thay vào đó lại có khả năng giữ nhiệt từ Mặt Trời cao hơn nhiều lần so với khí CO2. Một số nguồn phát khí thải nhà kính như năng lượng, giao thông, công nghiệp, các tòa nhà, nông nghiệp và sử dụng đất đai cũng đóng vai trò không hề nhỏ trong việc trả lời câu hỏi biến đổi khí hậu là gì?

Xem thêm: Hiện tượng băng tan nước biển dâng: 5 hệ luỵ tiềm ẩn của biến đổi khí hậu

Tác động của biến đổi khí hậu

Nội dung trên đã cho các bạn hiểu rõ được biến đổi khí hậu là gì? Dưới đây là một số tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu:

Sự dâng lên của nước biển

Do nhiệt độ trên trái đất tăng lên, biển đại dương đang ngày càng cao do nước từ các băng sông, băng biển và băng lục địa chảy ra. Các băng sông và băng núi đang thu nhỏ lại. Những vùng đất bị băng phủ trước đây giờ đây đã có cây mọc. Ví dụ, các băng núi ở Himalaya cung cấp nước cho sông Ganges – nguồn nước của khoảng 500 triệu người – đang rút ngắn khoảng 37m mỗi năm.

Các bờ biển đang bị xói mòn. Bờ biển ở Miami là một trong số nhiều nơi khác trên thế giới đang bị nguy hiểm bởi biển đại dương cao lên.

Các nhà khoa học đã theo dõi, đo lường và phát hiện ra rằng băng ở Greenland đã mất đi rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc đảo hay các nước có bờ biển. Theo dự đoán, nếu băng tiếp tục tan thì biển đại dương sẽ tăng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, hầu hết các đảo của Indonesia, và nhiều thành phố có bờ biển khác sẽ chìm hoàn toàn.

Biến đổi khí hậu là gì
Tác động của biến đổi khí hậu
Tác động tiêu cực đến hệ sinh thái

Điều kiện khí hậu và khí carbon dioxide biến đổi nhanh chóng đã gây ra những tổn thương nặng nề cho hệ sinh thái, nguồn nước ngọt, không khí, năng lượng sạch, nhiên liệu, thực phẩm và sức khỏe.

Do nhiệt độ, không khí và băng tan ảnh hưởng, các rạn san hô ngày càng ít đi. Điều này cho thấy, hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều đang chịu những ảnh hưởng từ lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, cũng như hiện tượng đại dương bị axit hóa.

Suy giảm đa dạng sinh học

Sự thay đổi nhiệt độ của hành tinh đang khiến cho nhiều loài sống biến mất hoặc nguy cơ tuyệt chủng. Ước tính rằng khoảng một nửa các loài động thực vật sẽ gặp nguy hiểm tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C. Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do mất nơi sống do đất bị xói mòn, do phá hủy rừng và do nước biển nóng lên. Các nhà sinh vật học đã quan sát thấy một số loài động vật di chuyển đến vùng cực để tìm kiếm nơi sống có nhiệt độ thích hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước kia chúng thường sinh sống ở Bắc Mỹ thì bây giờ đã chuyển lên vùng Bắc cực.

Con người cũng không thoát khỏi ảnh hưởng. Tình trạng đất bị sa mạc hóa và mực nước biển đang lên cao cũng đe dọa đến nơi ở của chúng ta. Và khi thực vật và động vật bị mất đi cũng có nghĩa là nguồn thực phẩm, năng lượng và thu nhập của chúng ta cũng bị ảnh hưởng.

Bệnh dịch

Do nhiệt độ trên trái đất tăng lên cùng với lũ lụt và hạn hán, sức khỏe của người dân trên toàn thế giới đang bị đe dọa. Bởi vì đây là điều kiện thuận lợi cho các loài muỗi, các loài ký sinh trùng, chuột và nhiều sinh vật gây bệnh khác sinh sôi nảy nở.

Tổ chức WHO báo cáo rằng các bệnh dịch nguy hiểm đang bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới nhiều hơn trước. Những vùng từng có khí hậu lạnh trước đây giờ đây cũng có các bệnh nhiệt đới xuất hiện.

Mỗi năm có khoảng 150 ngàn người tử vong do các bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ cao quá mức, đến các vấn đề về hô hấp và tiêu chảy.

Lũ lụt và hạn hán

Một số nơi trên thế giới đang bị ngập lụt liên miên trong khi một số nơi khác đang chịu đựng những đợt hạn hán dài và khắc nghiệt. Hạn hán làm giảm nguồn nước cho sinh hoạt và nông nghiệp, gây ra những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế của nhiều nước. Kết quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị nguy hiểm, một lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ phải đối mặt với cảnh đói nghèo.

Hiện nay, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang trải qua những đợt hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng ít, và tình trạng này còn kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo dự đoán, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước cho sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng nông nghiệp của sẽ giảm khoảng 50%.

Biến đổi khí hậu là gì
Tác động của biến đổi khí hậu

Các đợt nóng bức khủng khiếp đang xảy ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với trước đây, và dự kiến trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần so với thời điểm hiện tại. Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và tất nhiên là góp phần vào việc làm nóng trung bình của trái đất.

Tổn thất kinh tế

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều thiệt hại cho kinh tế theo nhiệt độ trái đất tăng lên. Các cơn bão khủng khiếp làm mất mùa, hao phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan sau mỗi cơn bão lũ cũng tốn một số tiền lớn. Khí hậu càng khó khăn càng làm suy yếu các nền kinh tế.

Các thiệt hại kinh tế ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Người dân phải đối mặt với việc giá cả thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt; các chính phủ phải chịu việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm mạnh, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất khẩn thiết, chi phí khổng lồ để sửa chữa hậu quả của bão lũ, và các căng thẳng về biên giới.

Xem thêm: Khí Biogas là gì? Cơ chế hình thành và ứng dụng

Giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu

Hiểu được biến đổi khí hậu là gì cũng như những tác động tiêu cực của nó, việc có những giải pháp toàn diện và thống nhất là vô cùng cần thiết và cấp bách.

Giảm thiểu lượng khí nhà kính thải ra

Cần nỗ lực hạn chế sử dụng năng lượng từ các nguồn hóa thạch (than, dầu và khí), vì chúng gây ra ô nhiễm khí quyển nghiêm trọng khi đốt cháy.

Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo

Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. Đó là các nguồn năng lượng từ mặt trời, sóng biển và gió, là những món quà vô tận của thiên nhiên. Đây là giải pháp then chốt để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, hạn chế việc thải ra cacbon dioxit gây hại cho môi trường.

Biến đổi khí hậu là gì
Giải pháp của biến đổi khí hậu

Tiết kiệm năng lượng và nước

Việc tiết kiệm năng lượng như đi xe công cộng, tiết kiệm điện, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện. Cũng như là bảo vệ nguồn nước, là tài nguyên quý giá.

Bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái

Đây là biện pháp cần thiết để khôi phục lại hệ sinh thái rừng, đầm lầy và vùng biển. Việc có những khu bảo tồn và quản lý rừng bền vững là vô cùng cần thiết. Những hệ sinh thái này rất quan trọng cho sự sống của các loài sinh vật, duy trì sự đa dạng sinh học, giữ cacbon trong đất và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Tăng cường nhận thức và giáo dục

Việc giáo dục và nâng cao hiểu biết biến đổi khí hậu là gì, tác động của biến đổi khí hậu đến tương lai là rất cần thiết. Các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu có hiệu quả hay không phục thuộc rất nhiều vào nhận thức của cộng đồng và từng cá nhân cũng như khuyến khích bảo vệ môi trường trong cuộc sống hàng ngày.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế giảm khí thải CO2

Biến đổi khí hậu không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà diễn ra ở khắp toàn cầu. Do đó, toàn thế giới cần có sự hợp tác quốc tế về thực hiện giải pháp chung giảm bớt khí nhà kính thải ra. Ngoài ra, sự hỗ trợ về tài chính và công nghệ của những nước phát triển là một bước đệm lớn giúp các giải pháp có tính khả thi.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được biến đổi khí hậu là gì?. Hãy chia sẻ bài viết để có thể nâng cao nhận thức của mọi người, góp một phần nhỏ giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu tới con người cũng như môi trường của chúng ta.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *